ĐH số 1 tại Úc, hạng 14 thế giới 'rộng cửa' tuyển thẳng học sinh Việt Nam
Cuốn sách xoay quanh một người đàn bà ở cù lao đi tìm trái tim của Đức ngài để chữa bệnh cho đứa con của mình. Trên hành trình đó, bà sẽ lần giở câu chuyện của nhiều con người, của nhiều thân phận, như những chi nhánh rồi sẽ hợp lưu ra con sông lớn.Thiếu Niên Vô Song Mobile được mua về Việt Nam
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
Vua phá lưới World Cup dứt áo đến Qatar khi bị Everton hắt hủi
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.
Nghệ sĩ Tấn Thi là lứa học viên đầu tiên trong khóa đào tạo đặc biệt của Đoàn kịch nói Nam bộ, cùng NSND Kim Xuân, NSƯT Minh Hạnh... Từ khi chuyển sang đóng phim, nam nghệ sĩ được yêu mến bởi hình tượng "ông già Nam bộ". Ông từng góp mặt trong nhiều tác phẩm như Gọi giấc mơ về, Tham vọng, Lục Vân Tiên, Truy tìm dấu vết, Hoa thiên điểu, Tình yêu pha lê…Ở tuổi 76, nghệ sĩ Tấn Thi vẫn miệt mài với công việc nghệ thuật, góp mặt trong nhiều dự án phim. Song nam diễn viên nói ở hiện tại, bản thân phải cân nhắc khi nhận lời tham gia một vai diễn nào đó. Lý giải, sao phim Gọi giấc mơ về thừa nhận: “Tôi đọc kịch bản thấy mình có thể diễn được, sức khỏe có thể đảm bảo thì tôi mới nhận lời. Tôi phải lượng sức xem bản thân có chịu nổi với vai diễn hay không, xem xét đó là vai nặng về tâm lý hay hành động”. Nghệ sĩ Tấn Thi nói ở tuổi này, tất cả các vai diễn đều nằm trong suy nghĩ, dự tính. "Khi phía đoàn phim gửi kịch bản, tôi đọc xong là có thể hình dung được vai diễn của mình thế nào. Bây giờ tôi nhập vai dễ dàng, không có gì khó khăn", ông cho hay. Nam nghệ sĩ bộc bạch bản thân luôn chú trọng sức khỏe khi đã U.80. Do đó, những ngày không đến phim trường, ông dành thời gian luyện tập thể dục thể thao để hơi thở và huyết áp ổn định. Diễn viên 4X trải lòng: “Gần 80 tuổi rồi nên tôi không tập quá nặng, nhưng phải duy trì những động tác nhẹ nhàng, giúp xương khớp dẻo dai”. Sau mấy chục năm làm nghề, Tấn Thi nói ông tạm ổn về mặt kinh tế. Hiện tại, nam nghệ sĩ có cuộc sống bình yên bên người bạn đời, không quá nhiều chi phí để lo. Trong cuộc trò chuyện, diễn viên phim Hoa thiên điểu tự hào khi nhắc về người con trai ngoài 30 tuổi, hiện đang làm đạo diễn. Ông cũng nói thêm về bản thân mình: “Mình cứ nương theo mức cát sê để sống cho đủ. Tôi không giàu nhưng cũng không đói, miễn sao cuộc sống mình vui vẻ là được”. Sau những vai diễn, nghệ sĩ Tấn Thi có cuộc sống giản dị, bình yên. Ông kể nếu không đi diễn, sáng thức dậy sẽ dành thời gian cho mèo ăn, sau đó nhâm nhi cà phê rồi ra vườn tưới cây, quét lá. Diễn viên 76 tuổi bật mí thêm: “Nhà tôi trồng nhiều cây ăn trái nên mỗi ngày tôi đều ra chăm sóc. Thỉnh thoảng tôi xem tin tức, nghe nhạc để thư giãn”. Khi được hỏi về những trăn trở, mong cầu cho bản thân, “ông già Nam bộ” trải lòng: “Tuổi này đâu còn mong mỏi gì. Tôi chỉ hy vọng cát sê thoải mái hơn để diễn viên an tâm khi làm nghề”.
Container, xe tải đậu chiếm đường
Làn sóng biểu tình do sinh viên dẫn đầu vẫn tiếp tục diễn ra ở Serbia sau hơn 4 tháng kể từ vụ sập mái che bê tông của nhà ga xe lửa khiến 15 người chết ở thành phố Novi Sad thuộc miền bắc nước này.Tại phiên họp quốc hội được truyền hình trực tiếp hôm 4.3, sau khi liên minh cầm quyền do đảng Tiến bộ Serbia (SNS) dẫn đầu phê chuẩn nghị trình làm việc, một số nghị sĩ đối lập đã lao khỏi ghế ngồi và xông về hướng bục phát biểu của chủ tịch quốc hội.Khi bị chặn lại, họ đã vật lộn với phía an ninh bảo vệ hội trường.Những nghị sĩ khác ném lựu đạn khói và hơi cay, dẫn đến hội trường mù mịt khói đen và khói hồng.Chủ tịch quốc hội Ana Brnabic cho biết hai nghị sĩ đã bị thương, một người trong đó là bà Jasmina Obradovic của SNS lên cơn đột quỵ và trong tình trạng nguy kịch."Quốc hội sẽ tiếp tục làm việc và bảo vệ Serbia", Reuters dẫn lời bà Brnabic phát biểu sau vụ việc.Trong ngày làm việc 4.3, Quốc hội Serbia dự kiến thông qua luật tăng quỹ tài trợ cho các trường đại học, một trong những yêu sách chính của các sinh viên tham gia biểu tình.Quốc hội cũng ghi nhận quyết định từ chức của Thủ tướng Milos Vucevic. Tuy nhiên, những phần còn lại của nghị trình làm việc đã chọc giận phe đối lập và dẫn đến cảnh tượng hỗn loạn bên trong hội trường.Vào cuối tháng 11 năm ngoái, một vụ ẩu đả cũng nổ ra tại hội trường chính của quốc hội Serbia sau khi phe đối lập cáo buộc liên minh cầm quyền tìm cách chối bỏ trách nhiệm trong vụ sập mái trạm xe lửa.